Chất liệu vải không dệt

Vải không dệt hiện nay được đánh giá cao về chất lượng, độ bền, thân thiện với môi trường và được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực. Vậy bạn biết gì về chất liệu vải không dệt tiện ích này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được những thông tin hữu ích.

Giới thiệu về Chất liệu vải không dệt (Non-Woven Fabric)

Định nghĩa và phân loại

Tất tần tật thông tin về chất liệu vải không dệt

Vải không dệt là loại vải được sản xuất từ các hạt Polypropylene bằng phương pháp cơ học, nhiệt học hoặc hóa học, vải không được dệt và không cần chuyển thành sợi vì các mang sợi liên kết với nhau do ma sát vốn có từ sợi này sang sợi khác.

Tùy thuộc vào tỉ lệ thành phần nguyên liệu tạo thành sẽ phân loại chất liệu vải không dệt thành 8 loại như sau:

  • Vải không dệt Spunlace
  • Vải không dệt Stitch
  • Vải không dệt liên kết nhiệt
  • Vải không dệt Pulp Airlaid
  • Vải không dệt Ướt
  • Vải không dệt Spunbond
  • Vải không dệt Dập kim
  • Vải không dệt Meltblown

Lịch sử và phát triển của vải không dệt

Đến thế kỷ 19, tại nước Anh, kỹ sư dệt may Garnett nhận thấy rằng một lượng lớn chat xơ bị lãng phí trong quá trinh cắt. Từ đó, ông sáng tạo thiết bị chải đặc biệt giúp cắt nhỏ xơ thành dạng sợi. Ban đầu, các sợi xơ này chủ yếu được sử dụng làm ruột gối. Sau đó, Garnett dùng keo dán để dính chúng lại với nhau. Và đó là tiền thân của chất liệu vải không dệt ngày nay.

Năm 1947, vải không dệt được tập đoàn West Point (Mỹ) đăng ký sàng chế đầu tiên trên thế giới. Hiện nay có hơn 8.500 sáng chế được đăng ký bảo hộ ở các quốc gia trên thế giới. Ngành công nghiệp vải không dệt có tốc độ cải tiến công nghệ và phát triển sản phẩm rất cao.Trong đó, dẫn đầu là thị trường Bắc Mỹ với mức tiêu thụ 2.066 triệu tấn vào năm 2000 chiếm tỷ lệ 62,53% toàn thế giới.

Ứng dụng trong cuộc sống và công nghiệp

Ngành may mặc: Vải không dệt được sử dụng làm nguyên liệu chăn – drap nệm gối, lót giày, đế giày, áo khoác mùa đông, áo lót, miếng đệm mũ…Ngoài ra, vải không dệt còn được sử dụng trong sản xuất túi vải, túi shopping, túi quảng cáo, túi trà, túi thơm, khăn trải bàn, khăn ướt, đệm lót ghế sofa…

Ngành y tế: Với đặc tính kháng khuẩn, thấm khí chất liệu vải không dệt được lựa lựa chọn để sản xuất sản phẩm y tế như khẩu trang y tế, nón y tế, áo phẫu thuật, áo cách ly, tã lót…Bên cạnh đó, chúng còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực bảo hộ lao động như quần áo chống cháy, bảo hộ lao dộng, gang tay chống bụi, chống khói…

Các sản phẩm sản xuất từ vải không dệt

Ngành hàng không: Sử dụng dể sản xuất các đồ dùng nội thất máy bay, đồ dùng một lần cho hành khách…

Trong nông nghiệp: Vải không dệt dùng để ngăn chặn các loại côn trùng xâm nhập, làm màng che chắn cho các loại cây mần hoặc dùng để ủ hạt…

Quy trình sản xuất

Các phương pháp sản xuất vải không dệt

+ Phương pháp ép nóng cơ học

+ Phương pháp dùng các chất liên kết hóa học.

Các nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất

+ Sợi tự nhiên: Bông, đay lanh

+ Sợi tái sinh: Sợi tre, sợi Tencel, sợi nhớt, sợi modal.

+ Polyme tổng hợp: Polypropylenne (PP), Polyester (PET), sợi Viscore, Nylon, sợi Acrylic, sợi Clo (PVC), sợi Polyethylene (HDPE), PLA.

Các bước quan trọng trong quá trình sản xuất

Bước 1: Tạo màng

Tạo màng bằng các phương pháp ướt và khí.

Bước 2: Xếp màng xơ

Xếp lớp màng, kéo giãn, trộn và uốn màng xơ.

Bước 3: Liên kết màng xơ

Dập kim, hóa học, dùng sóng siêu âm, nhiệt…

Bước 4: Xử lý hoàn tất

Tráng phú, đốt, dập nổi, in, dát mỏng.

Quy trình sản xuất vải không dệt hiện đại

Đặc điểm kỹ thuật

+ Chất liệu vải không dệt có độ bền cao, chịu lực tốt do được tạo ra bởi các tác dụng của máy móc và các dung môi kết dính, có thể chịu được sức nặng từ 3-20 kg.

+ Định lượng vải được phân thành 3 loại cơ bản: Loại mỏng (30-150gsm), loại trung bình (150-350gsm), loại dày (từ 350gsm trở lên).

+ Vải không dệt có khả năng thấm khí và khả năng cản nước tốt phù hợp để trở thành vật liệu cho việc sản xuất các sản phẩm y tế, bảo vệ khỏi tiếp xúc với chất lỏng và giữ cho không khí duy trì trong điều kiện sạch và an toàn.

+ Vải không dệt còn có độ mềm dẻo và khả năng chịu nhiệt khá tốt.

Ưu điểm và Nhược điểm

Ưu điểm 

+ Tính tiện dụng: Nhờ những đặc điểm nổi bật, chất liệu vải không dệt được ứng dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất công nghiệp, y tế…

+ Giá thành thấp: Vải không dệt có giá thấp hơn so với các chất liệu khác như giấy, vải dệt, vải bạt… Dù có giá thành chênh lệch, nhưng chất lượng của vải không dệt cũng rất tốt, không hề thua kém các sản phẩm khác.

Chất liệu vải không dệt với những ưu điểm vượt trội
Chất liệu vải không dệt với những ưu điểm vượt trội

+ Khả năng tái chế tốt : Nhờ đó, vải không dệt giúp giảm lượng rác thải phát tán ra môi trường.

Nhược điểm

+ Tuổi thọ của chất liệu vải không dệt không cao nên nó rất dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên.

+ Chất liệu vải không dệt khó bảo quản và dễ bị biến đổi tính chất khi ở nơi có nhiều hơi ẩm và nước.

Tầm quan trọng của vải không dệt trong bối cảnh bảo vệ môi trường

Tính tái chế và phân hủy 

+ Vải không dệt với thành phần từ các sợi tổng hợp có khả năng tái chế tạo ra các sản phẩm môi trường sạch và an toàn.

+ Vải không dệt còn có khả năng tự phân hủy tốt trong môi trường tự nhiên (2-5 năm) mà không tạo ra chất thải độc hại cho môi trường. Vải không dệt còn an toàn khi tiếp xúc trực tiếp và được công nhận là một chất liệu thân thiện với môi trường.

Giảm thiểu lượng rác thải nhựa

Nhờ khả năng tái chế, vải không dệt giúp giảm lượng rác thải nhựa được thải ra môi trường thay vì đưa chúng vào các đống rác thải, chúng ta có thể sử dụng lại chúng để sản xuất các sản phẩm mới.

Túi vải không dệt - Sản phẩm môi trường
Túi vải không dệt – Sản phẩm môi trường

Một vài câu hỏi khác về vải không dệt

  1. Mua vải không dệt ở đâu?

Hiện nay, nhu cầu sử dụng vải không dệt rất lớn, bạn có thể dễ dàng mua vải không dệt ở nhiều nơi như chợ vải hay các xưởng sản xuất vải không dệt. Tuy nhiên, nếu muốn tìm một nơi cung cấp vải không dệt uy tín, đảm bảo chất lượng và có mức giá tốt thì An Vũ là một lựa chọn rất phù hợp.

Chất liệu vải không dệt ở An Vũ có nhiều đặc tính ưu việt như chịu tải, dẻo dai, chống thấm, thông khí, đàn hồi…thân thiện và không gây dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp.

     2. Giá vải không dệt là bao nhiêu?         

Tuỳ thuộc vào số lượng đơn hàng, định lượng mà giá của chất liệu vải không dệt sẽ khác nhau. Nhưng giá của vải không dệt thường khoảng 35.000 – 45.000 VNĐ/kg.

     3. Có những loại vải không dệt nào ?

Theo thành phần nguyên liệu sẽ có 8 loại vải không dệt. Tuy nhiên có 4 loại được sử dụng phổ biến là vải không dệt PP, vải không dệt Meltblown, vải không dệt dệt kim, vải không dệt Spunlace.

Hy vọng với những thông tin trên, đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức về chất liệu vải không dệt tiện ích này. Nếu muốn tìm hiểu về bất cứ loại vải nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *